5 lưu ý phong thủy giúp cửa hàng luôn 'buôn may bán đắt'

1. Địa điểm của cửa hàng


Xuất phát từ điều kiện tài chính, nhu cầu cung cấp, dự đoán khả năng tiêu thụ, điều kiện dân trí khu vực và khả năng cung cấp của các cửa hàng khác trong khu vực mà lựa chọn vị trí cửa hàng, mặt khác phải dựa trên tính chất của cửa hàng (sản phẩm phục vụ dân sinh của cửa hàng) mà chọn vị trí cho phù hợp. Ví dụ: Hàng xa xỉ, hàng Shop, hàng có giá trị nên chọn khu đông đúc, dân trí có mặt bằng thu nhập cao. Hàng dịch vụ, nhà nghỉ, mát xa … chọn nơi thuận tiện mà kín đáo. Hàng vật liệu xây dựng, cơ khí thiết bị máy móc lớn chọn nơi tiện giao thông, đỗ xe…

Cửa hàng là nơi trao đổi mua bán, cũng là nơi quan trọng để thu nạp tài khí. Gian hàng quyết định sự vượng suy của cửa hàng. Không nên quá hẹp (so với nhu cầu sử dụng) không có lợi cho việc nạp khí, giảm sinh khí của cửa hàng, ảnh hưởng xấu đến tài khí thậm chí còn “mời gọi” vận khí xấu (tà khí).






Trang trí cửa hàng hợp phong thủy sẽ giúp gia chủ “buôn may bán đắt”. Ảnh minh họa.


2. Những chú ý khi chọn cửa hàng:

- Không chọn cửa hàng ở những vị trí xung sát như đường đâm thẳng, phía ngoài đường vòng cung, trong ngõ cụt, trước mặt có cây lớn, cột điện cao thế, ống khói, tháp nước, bãi tha ma, hoặc góc đường hình chữ T, chữ Y. Song nếu biết cách khắc phục thì ở những cửa hàng trước mặt có đường giao nhau chữ T, chữ Y lại là những nơi đông đúc.






Cửa hàng nên chọn địa điểm vuông vắn, mặt tiền rộng
Nếu gặp phải những trường hợp như trên bạn nên:
- Bố trí bình phong (dạng tường vải) trước cửa hàng có hình chữ T hoặc chữ Y.- Di chuyển cửa ra vào sang mặt bên để ngăn chặn và tránh sát khí.
- Trồng hoa, cây cảnh phía trước cửa hàng (nếu có thể) làm tăng sinh khí cho cửa hàng cũng như giảm bớt ô nhiễm, bụi bẩn.
- Thay đổi cục diện phong thuỷ như trên mà vẫn bụi bẩn thì nên thường xuyên vẩy nước trước cửa hàng giữ cho không khí thêm tươi mát trong lành tạo thuận lợi cho sự thúc đẩy sinh khí,tài vận của cửa hàng.


3. Quan sát, bố trí Minh đường của cửa hàng
- Minh đường (khoảng trống trước cửa hàng) là vô cùng quan trọng. Minh đường đủ rộng thì cửa hàng không bị chèn ép, tụ khí, tài vận sẽ tốt; rộng rãi thì rất tốt. Ví dụ cửa hàng nhỏ mà hè phố rộng rãi rất đông khách thuận tiện kinh doanh.

- Minh đường được phân thành: Ngoại Minh đường, trung Minh đường, nội Minh đường (ngoài đường, sân trước cửa hàng, trong đại sảnh cửa hàng).

- Minh đường phải bằng phẳng, hơi cao và rộng. Một cửa hàng có bố cục như thế thì rất tốt, tiền của sẽ liên tục đổ về.

- Minh đường rộng rãi, không bị che chắn, khắc chế sẽ tạo điều kiện cho sự tiếp nhận sinh khí ở bốn phương tám hướng. Rất thuận lợi cho người qua lại chú ý tới cửa hàng có lợi cho việc truyền thông quảng bá sản phẩm với khách hàng.

- Nếu cửa hàng sát đường quá nên bố trí lùi lại (tạo Minh đường) hình thành thế lõm sẽ thu hút tài khí tốt.

Theo phong thuỷ đường là thuỷ, “thuỷ quản tài”, nếu con đường uốn lượn vòng vào cửa hàng thì tránh được sát khí tới nội Minh đường, nhờ đó tài vận ổn định làm mạnh mẽ thêm trường khí cửa hàng, tài vận tăng lên nhiều lần…

4. Biển hiệu quảng cáo và Logo nhận diện của cửa hàng


Biển hiệu - logo cửa hàng là biểu hiện tín hiệu cửa hàng hoặc công ty là nơi tập trung ấn tượng thu hút nhân khí. Logo cửa hàng phù hợp còn tạo sự đồng thuận cho nhân viên cửa hàng Biển cửa hàng là tên gọi cửa hàng nhìn vào khách hàng có thể biết được những mặt hàng mà cửa hàng phục vụ. Biển hiệu phải phù hợp với cung mệnh của ngành hàng và mệnh quái của chủ cửa hàng. Biển hiệu - logo phù hợp tạo cảm giác mỹ quan, ấn tượng hấp dẫn tâm lý khách hàng…

Thiết kế biển hiệu cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Tên gọi cửa hàng.

- Kích thước, màu sắc, chất liệu, kiểu chữ phải dựa trên cơ sở mệnh quái, ngành hàng và hướng cửa hàng để thiết kế.

- Chiều cao của biển hiệu không quá cao, quá dài, rộng. Thông thường cao tối đa 2 mét, rộng không vượt quá bề ngang mặt tiền.

- Biển hiệu dọc tối đa cao quá 4mét, ngang không qúa 0,6mét, không vi phạm chỉ giới xây dựng, phải có khung sắt…

- Biển hiệu phải có màu sắc phù hợp, hài hoà thể hiện được ngôn ngữ ngành hàng, cung mệnh chủ cửa hàng và ý tưởng phát triển…

- Biển hiệu có thể làm bằng các chất liệu như tôn, gỗ, khung thép, giấy cứng, vải, hoặc có thể là đèn màu kết thành, đèn nêon (tuýp) uốn thành tạo ấn tượng, kích thích thị giác khách hàng…

5. Tủ bày hàng hóa và màu sắc
- Tủ hàng tượng trưng cho tài khố của cửa hàng, là nơi trưng bày những sản phẩm của cửa hàng cần phải gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ, đẹp đẽ…

- Nên đặt ở phương sinh khí ở vị trí “thanh long” (bên trái cửa hàng). Sinh khí luôn khuấy động tạo trường khí tốt cho cửa hàng.- Sử dụng ánh sáng phù hợp làm thăng hoa giá trị của sản phẩm kích thích tâm lý khách hàng góp phần thúc đẩy tài vận.

- Việc bố trí màu sắc cửa hàng như trần tường, biển hiệu và hàng hoá là rất quan trọng tạo sự thu hút, hấp dẫn khách hàng… tạo cảm giác “mời gọi” sinh khí. Việc bố trí màu sắc trang trí sắp đặt dựa trên những yếu tố thuộc tính ngũ hành của sản phẩm; hướng ngôi nhà; ngày sinh của chủ cửa hàng.
Cần quy sản phẩm về thuộc tính ngũ hành như kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, sau đó dựa vào mệnh quái của chủ cửa hàng để bố trí sắp đặt màu sắc trang trí cho phù hợp hấp dẫn sinh khí thúc đẩy tài vận cho cửa hàng.


Theo Giadinh.net.vn

You Might Also Like

0 nhận xét

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Lịch sử